Bên cạnh tìm hiểu các trường đại học, cao đẳng xét tuyển ngành y dược thì có nhiều thí sinh cũng quan tâm đến vấn đề ngành Dược thi khối nào. Vậy hãy đọc bài viết dưới đây để nắm được những thông tin tổng quan về ngành học này nhé.
1. Tìm hiểu ngành Dược là gì?
Ngành Dược là một môn khoa học nghiên cứu về thuốc trên 2 lĩnh vực chính gồm quá trình nghiên cứu mối liên quan giữa thuốc và cơ thể; cách vận dụng thuốc trong điều trị bệnh. Ngành Dược học được phân thành nhiều lĩnh vực như nghiên cứu, sản xuất, lưu thông, phân phối, đảm bảo chất lượng, quản lý dược… Ngành này dựa trên nhiều ngành khoa học khác nhau, nhưng chủ yếu và cơ bản nhất là hóa học và sinh học.
Ngành Dược học đào tạo sinh viên có kiến thức khoa học chuyên sâu về Dược học như chuyển hóa thuốc trong cơ thể, những phản ứng bất lợi của thuốc, tương tác qua lại giữa các loại thuốc, công thức phối hợp thuốc để tạo hiệu quả chữa bệnh tối ưu và an toàn nhất cho người dùng…
Sinh viên tốt nghiệp ngành Dược học sẽ có đủ kiến thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp trong lĩnh vực của ngành dược như tư vấn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả… Cùng các kiến thức chuyên môn trong sản xuất và phân phối, dược phẩm, thực phẩm chức năng, kiểm nghiệm, quản lý nhà nước về ngành dược.
Ngành Dược thi khối nào?
2. Ngành Dược thi khối nào?
Những năm trước đây, các trường đại học và cao đẳng thường xét tuyển ngành Dược dựa theo điểm thi khối A (Toán, Lý, Hóa) và khối B (Toán, Hóa, Sinh). Tuy nhiên, từ năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có một số thay đổi trong phương án tuyển sinh. Theo đó, ngoài những khối xét tuyển truyền thống, Bộ Giáo dục và Đào tạo còn mở rộng thêm nhiều tổ hợp môn xét tuyển phụ. Với sự thay đổi trong quy chế tuyển sinh này, các thí sinh cần phải tìm hiểu kỹ phương thức tuyển sinh của từng trường cũng như ngành Dược thi khối nào để có cơ hội trúng tuyển cao.
Hiện nay, với mỗi ngành học các trường đại học sẽ được xét tuyển tối đa 4 tổ hợp môn. Trong đó, có một số trường chỉ dành 1 hoặc 2 tổ hợp môn xét tuyển với ngành Dược nhưng có một số trường xét tuyển đến 4 tổ hợp môn. Điều này đã tạo thêm cơ hội lựa chọn tổ hợp môn thi cho thí sinh. Cụ thể, ngành Dược xét tuyển các tổ hợp môn sau:
- A00: Toán – Hóa – Lý
- B00: Toán – Sinh – Hóa
- C08: Văn – Hóa – Sinh
- D07: Toán – Anh – Hóa
Dựa vào những tổ hợp môn này mà các trường áp dụng xét tuyển thí sinh với các phương thức khác nhau tùy theo đề án tuyển sinh của từng trường. Trong đó, phương thức xét tuyển dựa theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia là hình thức tuyển sinh được áp dụng tại tất cả các trường đại học.
Ngành Dược thi khối nào?
Bên cạnh đó, các trường tuyển sinh cao đẳng dược gợi mở cho thí sinh. Ngoài hình thức xét tuyển bằng điểm thi THPT, nhiều trường cao đẳng y dược còn áp dụng phương thức tuyển sinh bằng học bạ THPT hay xét tuyển thẳng với những thí sinh đủ điều kiện. Ngoài ra, để tạo cơ hội cho những thí sinh có học lực bình thường theo đuổi đam mê với ngành Dược, nhiều trường còn áp dụng xét tuyển thẳng với những thí sinh đã tốt nghiệp THPT.
Vì vậy, các thí sinh cần xem xét học lực của bản thân để lựa chọn tổ hợp môn thi phù hợp để tăng khả năng đỗ đạt cao. Bên cạnh xác định ngành Dược thi khối nào thì các bạn cũng cần tìm hiểu các trường đại học, cao đẳng y dược phù hợp với năng lực của bản thân.
3. Các vị trí công việc của ngành Dược sau khi tốt nghiệp
Ngành Dược được đánh giá là ngành học có nhiều cơ hội việc làm với mức lương khá ổn định. Với những kiến thức, kĩ năng được trang bị trong nhà trường, sinh viên có thể đảm nhiệm những công việc, vị trí linh hoạt khác nhau. Cụ thể:
- Tại các bệnh viện, trung tâm y tế: Dược sĩ có trách nhiệm đảm bảo chất lượng và hạn sử dụng của thuốc. Bên cạnh đó, Dược sĩ sẽ tham vấn với bác sĩ trong việc kê toa, cảnh báo tương tác trong quá trình điều trị cho bệnh nhân. Đồng thời hướng dẫn bệnh nhân cách sử dụng thuốc như thế nào là đúng liều và hiệu quả nhất có thể.
- Tại cơ sở sản xuất thuốc hoặc các chế phẩm liên quan: Dược sĩ sẽ trực tiếp tham gia vào quy trình sản xuất, tìm hiểu công thức, dạng bào chế, hoạt chất mới, đảm bảo thuốc sản xuất ra đạt chất lượng an toàn.
- Tại các trường cao đẳng, đại học có đào tạo y dược: Các bạn có thể công tác giảng dạy trực tiếp và nghiên cứu tại nơi mình làm việc.
- Tại viện, trung tâm kiểm nghiệm thuốc: Dược sĩ sẽ trực tiếp kiểm tra chất lượng thuốc xem có an toàn và đủ điều kiện để phát hành ra thị trường hay không. Ngoài ra, đến các cơ sở kiểm tra để phát hiện các trường hợp thuốc giả, thuốc kém chất lượng trên thị trường.
- Kinh doanh thuốc: Sau khi tốt nghiệp ngành Dược, các bạn có thể tự mở quầy thuốc, cửa hàng thuốc kinh doanh hoặc làm việc thuê cho các cơ sở bán lẻ (nhà thuốc), bán buôn (công ty phân phối) hay công ty xuất – nhập khẩu thuốc.
Ngoài ra, sinh viên ngành Dược còn có thể đảm nhận các vai trò khác nhau như: Trình dược viên, Nhân viên tư vấn dược, các đơn vị có nhu cầu sử dụng Dược sĩ trình độ đại học. Đó cũng chính là lý do ngành dược vinh dự nằm trong top những ngành có nhiều triển vọng trong tương lai, là cơ hội tiến thân vững chắc cho những ai theo học.
Hy vọng qua những thông tin trong bài viết đã giúp bạn giải đáp nỗi băn khoăn ngành Dược thi khối nào và từ đó có những sự lựa chọn phù hợp với bản thân để có cơ hội được học tập ngành Dược tại các trường đại học, cao đẳng.
Tổng hợp